Dự án "VADI – Trợ lý ảo dành cho lái xe" của nhóm sinh viên Viện CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội là 1 trong 10 dự án được chọn vào thi Chung kết cuộc thi SWIS 2018 (Ảnh ứng dụng VADI trên kho ứng dụng Google. Nguồn ảnh: vtv.vn)
Kết quả vòng Sơ khảo cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2018 (SWIS-2018) vừa được Bộ GD&ĐT chính thức công bố.
Theo đó, có 15 đội tuyển học sinh, sinh viên – tác giả của 15 dự án, ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc nhất vòng Sơ khảo đã được Hội đồng giám khảo chọn vào đua tài trong vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” 2018 sẽ được tổ chức vào các ngày 15, 16/12/2018 tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
Cụ thể, đối với khối đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm, 10 dự án của học sinh, sinh viên các trường sẽ tham dự vòng chung kết SWIS 2018 gồm có: VADI – Trợ lý ảo dành cho lái xe (Đại học Bách khoa Hà Nội); Finbox – Cố vấn đầu tư 4.0 (Đại học Ngoại Thương); Chitoson - Sản xuất quần lót từ tre có xử lý kháng khuẩn chitosan (Đại học Kinh tế Quốc dân); SHUB – Hệ sinh thái hỗ trợ phát triển môi trường giáo dục (Đại học Quốc gia TP.HCM); Leafpic-Pro phần mềm xác định thiếu thừa đạm trên cây trồng cho smartphone (Đại học Huế);
Nuôi tạo và sử dụng Polyme vi sinh vật làm vật liệu tự hủy trong y tế (Đại học Mỏ Địa chất); Hilingo – Phần mềm hỗ trợ tự học tiếng Trung (Đại học Sư phạm TP.HCM); Mô hình chăn nuôi cá tra sử dụng bằng thảo dược tại Vĩnh Long (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long); Cao nguyên đá nở hoa (Đại học Dược Hà Nội); Inut Platform – Hệ sinh thái kết nối vạn vật (Đại học Quốc gia TP.HCM).
Với khối học sinh THPT, 5 ý tưởng, dự án của học sinh THPT có tính khả thi cao nhất đã được Hội đồng giám khảo lựa chọn vào vòng thi chung kết cuộc thi SWIS 2018 gồm có: Sản xuất cao điều trị bỏng của học sinh trường THPT Phúc Trạch, tỉnh Hà Tĩnh; Sản xuất, phân phối sản phẩm từ lá thông phục vụ đời sống của học sinh trường THPT Chu Văn An, tỉnh Lâm Đồng; Robot hỗ trợ vận chuyển và chăm sóc khách hàng của học sinh trường THPT Thống Nhất A, tỉnh Đồng Nai; dự án Nano Rutin của học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Nội; và dự án đồ lưu niệm từ đá núi lửa, rơm rạ, thổ cẩm của học sinh trường THPT Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học có dự án khởi nghiệp của sinh viên lọt vào vòng thi chung kết cuộc thi SWIS 2018 giao các Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp hoặc bộ phận hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp của trường tiếp tục hỗ trợ sinh viên hoàn thiện sản phẩm mẫu để giới thiệu, trưng bày tại các không gian khởi nghiệp tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2018 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 15, 16/12/2018.
Cùng với đó, các cơ sở giáo dục đại học cũng được đề nghị hỗ trợ sinh viên chuẩn bị bài thuyết trình, đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, tạo sứ thuyết phục với Ban giám khảo; hoặc liên hệ với ông Bùi Tiến Dũng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - Bộ GD&ĐT để nhận sự hỗ trợ.
" alt=""/>15 dự án vào chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” 2018Do đó, mạng Internet tại Việt Nam đi quốc tế sẽ ổn định trở lại sau 4 ngày nữa.
Trước đó, tuyến AAG đã gặp sự cố vào lúc 7h20 ngày 12/10, gây mất 690 GB dung lượng từ TP.HCM hướng đi quốc tế. Nguyên nhân do đứt cáp quang biển gần đoạn cập bờ Hong Kong.
Theo Viettel Telecom, ISP này chỉ bị ảnh hưởng 20% dung lượng mạng sau sự cố này.
"Cáp nằm trong khu vực nhiều tàu thuyền qua lại. Độ sâu của cáp chỉ khoảng 1,5 m và chủ yếu là loại cáp SA (single armored), có một lớp vỏ bảo vệ. Do đó, khi tàu thuyền lớn hạ neo sẽ dễ làm đứt cáp, gây ra sự cố trên tuyến AAG", Ông Lưu Mạnh Hà, Phó tổng giám đốc Viettel Networks, cho biết.
Hôm 10/10, tuyến cáp SMW-3 cũng gặp sự cố khiến mất 130 GB dung lượng kết nối đi quốc tế. Theo đại diện một ISP ở TP.HCM, sự cố kép này ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ kênh quốc tế tại các tỉnh miền Nam và miền Trung.
Đây là lần thứ 4 Internet đi quốc tế tại Việt Nam bị ảnh hưởng do đứt cáp quang trong năm 2017. Cuối tháng 8, đồng loạt các tuyến cáp quan trọng như AAG, Liên Á và SMW-3 đều gặp sự cố và chỉ mới được khôi phục hoàn toàn vào đầu tháng 10.
AAG là tên viết tắt của Asia - America Gateway, hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Tại Việt Nam, các ISP như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế, bên cạnh nhiều tuyến dự phòng khác.
Tính đến 2016, hơn 60% Internet quốc tế của Việt Nam đều đi qua AAG. Ngoài Việt Nam, tuyến cáp quang AAG cũng rẽ nhánh vào Philippines, Brunei, Malaysia...
Theo Zing
" alt=""/>Internet tại Việt Nam sẽ hồi phục sau 4 ngày nữaTrước tiên là N-Gage - một chiếc điện thoại được thiết kế dành cho những người luôn muốn “chiến” game mọi lúc mọi nơi.
Một chiếc điện thoại màn hình vuông được phát minh ra với mục đích khiến bất kỳ ai cũng không thể đoán được trong túi quần của bạn có thứ gì. Nokia 7600 được phát hành vào năm 2003 với hình dạng giống như bộ nhiệt kế kỹ thuật số từ những năm 1983.
Tiếp theo, chúng ta có một sản phẩm hiện đại, Blackberry Passport. Nếu bạn cảm thấy các thiết kế hình chữ nhật trên smartphone đã quá nhám chán thì đây là một lựa chọn quá thú vị cho bạn. Không còn gì sướng hơn khi duyệt web hay các nội dung khác trên màn hình vuông vức của BlackBerry Passport.
Một chiếc điện thoại có thiết kế vuông khác là Flipout Motorola. Thiết bị ra mắt vào năm 2010 này nổi bật với một bàn phím lật xoay độc đáo.
Lại là một thiết kế khác của Motorola Sidekick – thay vì trượt bàn phím ra, bạn lại trượt phần giữa điện thoại lên phía trên để lộ ra một bàn phím cơ. Đây là một thiết kế được xem là hữu ích cho những người hay nhắn tin thời đó.
Chúng ta đang ở thời đại mà nhà nhà đều có thể thiết kế và phát hành điện thoại riêng cho mình. Và minh chứng là chiếc smartphone của KFC dành cho thị trường Trung Quốc. Nó được thực hiện bởi Huawei với tông màu và logo biểu tượng của thương hiệu thức ăn nhanh này.
Vertu Signature Touch, một chiếc điện thoại sang chảnh với phần lưng được ốp da cá sấu. Tất nhiên, kèm theo nó là một mức giá không hề mềm (8000 USD) và không phải ai cũng có thể khoe một chiếc điện thoại như vậy.
8000 USD ư? Vẫn chưa là gì với chiếc điện thoại Sirin Labs lấy cảm hứng từ các bộ phim "Caddyshack" và "Happy Gilmore” này (giá chỉ 16.000 USD).
“Bluetooth phone” là chiếc điện thoại mà bạn có thể đặt hàng trên Amazon. Nó đủ nhỏ để treo trên tai như một món đồ trang sức.
Cuối cùng, có một chiếc smartphone 1200 USD cho các nhà làm phim nghiêm túc của RED. Nó thậm chí còn đắt hơn chiếc iPhone X mới nhất nhưng lại có ngoại hình giống như một cái gì đó trong bộ phim Marvel từ 10 năm trước.
Theo GenK
" alt=""/>10 chiếc smartphone có thiết kế vô cùng dị